tư vấn

logo

tư vấn

tư vấn

Tư vấn
Tâm lý & Xã hội

Bộ phận Tư vấn của Trường Quốc Tế Mỹ Việt Nam cung cấp chương trình tư vấn học đường toàn diện và hướng tới mọi mặt phát triển của học sinh. Các chương trình tư vấn dành cho tất cả phụ huynh và học sinh Trường Quốc Tế Mỹ Việt Nam. Bộ phận tư vấn hỗ trợ về các nhu cầu học thuật, nghề nghiệp, phát triển cá nhân và xã hội của tất cả học sinh. Giáo viên tư vấn đóng vai trò hỗ trợ chuyên nghiệp, giúp học sinh phát triển tối đa tiềm năng và đạt được thành tích học tập tốt. Hoạt động hỗ trợ của giáo viên tư vấn bao gồm các bài học trên lớp, gặp gỡ từng nhóm nhỏ hoặc gặp cá nhân từng em. Với vai trò đồng hành cùng với giáo viên, phụ huynh/người giám hộ và cộng đồng, các giáo viên tư vấn điều phối thực hiện hệ thống hỗ trợ học sinh của trường, đảm bảo tất cả học sinh Trường Quốc Tế Mỹ Việt Nam được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để trở thành một công dân hữu ích cho xã hội trong tương lai.

Hỗ trợ Học thuật

HỖ TRỢ HỌC THUẬT LÀ GÌ?

Hỗ trợ Học thuật là việc can thiệp về mặt học thuật bởi Quản sinh chuyên trách Hỗ trợ Học thuật hoặc thành viên Ban Hỗ trợ Học sinh. Giáo viên phụ trách sẽ làm việc trực tiếp với học sinh cần sự hỗ trợ về các chiến lược can thiệp tích cực. Tùy vào nhu cầu từng học sinh, việc hỗ trợ này có thể giải uyết quan ngại từ giáo viên và cung cấp hỗ trợ học thuật cơ bản.

Cụ thể là Quản sinh chuyên trách Hỗ trợ Học thuật sẽ hướng dẫn học sinh những chiến lược quản lý thời gian và giải quyết vấn đề nhằm cân bằng các nhiệm vụ học tập trong các môn và thời hạn nộp bài.

BAN HỖ TRỢ HỌC SINH LÀ AI?

Ban Hỗ trợ Học sinh (SST) bao gồm các chuyên viên tư vấn học đường sẽ họp thường xuyên để thảo luận về những nhu cầu chung của học sinh. Quản sinh chuyên trách Hỗ trợ Học thuật là thành viên của Ban Hỗ trợ Học sinh và đóng vai trò liên kết giữa học sinh và giáo viên nhằm giải quyết những khó khăn thử thách về mặt học thuật của học sinh.

HỌC SINH NHẬN HỖ TRỢ HỌC THUẬT NHƯ THẾ NÀO?

Học sinh thường được giới thiệu một cách cụ thể đến Ban Hỗ trợ Học sinh bởi giáo viên nếu học sinh gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu môn học. Sau đó, Ban Hỗ trợ Học sinh sẽ họp để đưa ra kế hoạch hành động cho học sinh dựa trên nhu cầu cá nhân và chỉ định một chuyên viên phụ trách từng trường hợp. Trách nhiệm của chuyên viên phụ trách trường hợp là cung cấp hỗ trợ về học thuật, ghi chép các buổi làm việc với học sinh và trao đổi thông tin với giáo viên bộ môn của học sinh.

Công tác hỗ trợ học thuật được thực hiện tại khu Văn phòng Dịch vụ Học sinh tại tầng 4. Học sinh có thể đến đây bất kỳ lúc nào trống lịch học. Tuy nhiên, việc hỗ trợ học thuật thường diễn ra vào trước khi bắt đầu ngày học cũng như trong giờ ăn trưa, tiết Chủ nhiệm và Tư vấn hoặc tiết Tự học của học sinh (nếu có).

Hỗ trợ Học tập

Tại sao học sinh cần hỗ trợ học tập?

  • Học sinh thể hiện vượt mức yêu cầu và cần được thử thách nhiều hơn
  • Học sinh thể hiện dưới mức yêu cầu và cần cố gắng theo kịp cấp lớp đang học
  • Học sinh có giấy tờ chẩn đoán yêu cầu hỗ trợ bổ sung

Hỗ trợ Học tập cung cấp những hình thức hỗ trợ nào?

  • Việc hỗ trợ được thiết kế riêng cho nhu cầu của từng học sinh.
  • Thay đổi tùy theo cấp học, chương trình Tú tài Quốc tế cấp Trung học (MYP) hoặc chương trình Bằng Tú tài Quốc tế (DP)
  • Hỗ trợ theo nhóm nhỏ
  • Hỗ trợ một-kèm-một
  • Chuyên viên Hỗ trợ Học tập sẽ liên hệ với giáo viên bộ môn của học sinh và hỗ trợ học sinh dựa trên phản hồi của giáo viên
  • Giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng cần cải thiện trong học tập
  • Ôn tập những khái niệm/kỹ năng cụ thể
  • Hỗ trợ học sinh theo dõi bài tập về nhà, bài tại lớp, dự án dài hạn, kỹ năng tổ chức sắp xếp và kỹ năng quản lý thời gian

Tư vấn Tuyển sinh Đại học / Hướng nghiệp

Mục tiêu của chương trình tư vấn hướng nghiệp là hỗ trợ mỗi học sinh trong quá trình các em xây dựng kế hoạch để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Kế hoạch này có thể là theo học tại một trường đại học hoặc cao đẳng, dành một năm tìm hiểu và trải nghiệm trước khi vào đại học hoặc theo đuổi một lựa chọn khác. Nhà trường tin rằng một chương trình sau cấp THPT được xem là tốt hoặc tốt nhất khi chương trình đó có tính chất phù hợp với cá nhân từng em học sinh. Phụ huynh và học sinh nên đầu tư thời gian cho kế hoạch tương lai và đưa ra quyết định dựa trên nền tảng kiến thức, sự thông hiểu về quá trình ứng tuyển, thông tin từ các trang thông tin điện tử của các trường đại học cao đẳng song song với việc đặt nhu cầu của chính các em làm trọng tâm.

Công tác tư vấn chọn trường đại học và hướng nghiệp tại cấp THPT bắt đầu từ năm lớp 9 khi học sinh phải biết tự suy xét, khám phá bản thân và đưa ra quyết định có cơ sở. Năm lớp 10, học sinh sẽ có cơ hội làm bảng khảo sát đánh giá sở thích nghề nghiệp. Học sinh cũng được khuyến khích tham khảo thêm các yêu cầu tuyển sinh và đối chiếu giữa năng lực của bản thân và các lựa chọn trường đại học. Đến cuối năm lớp 10, học sinh được yêu cầu đưa ra quyết định chọn lựa theo học chương trình Bằng Tú tài Quốc tế hoặc theo học một số môn thuộc chương trình Tú tài Quốc tế trong các năm học tiếp theo. Trong năm lớp 11, học sinh được hỗ trợ tìm hiểu và định hình các kế hoạch cho bậc đại học. Học sinh nên cân nhắc nhiều lựa chọn trường đại học nhưng sẽ được yêu cầu giới hạn nộp hồ sơ ứng tuyển vào tối đa 6 trường đại học. Bên cạnh sự hỗ trợ của phụ huynh, giáo viên và các giáo viên tư vấn, học sinh cần đóng vai trò chính trong việc chủ động tự tìm hiểu và liên hệ với bộ phận tuyển sinh của các trường đại học.

Hỗ trợ Hành vi

Quản sinh Chuyên trách Phát triển Hành vi sẽ hỗ trợ học sinh đưa ra những lựa chọn phù hợp với quy định về hành vi và ứng xử tại trường. Những trường hợp vi phạm về hành vi ứng xử sẽ được giám sát và theo dõi triệt để và phụ huynh sẽ được liên lạc khi cần thiết.

crossmenu