tư vấn

logo

tư vấn

tư vấn

Với hành lang pháp lý cơ bản đầy đủ cùng nhu cầu cao đối với việc học tập các chương trình giáo dục chất lượng cao, việc đầu tư vào giáo dục của Việt Nam đang được coi là lĩnh vực đầu tư có hiệu quả.

Đây là những thông tin được chia sẻ tại Hội nghị “Hợp tác và đầu tư trong giáo dục năm 2022” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức ngày 15/9. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 khách mời là lãnh đạo Bộ, ngành liên quan; đại diện một số tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp hoạt động, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục trong nước và quốc tế.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị

Thông tin tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - PGS.TS - Nguyễn Văn Phúc - cho biết, trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế và khu vực.

“Việt Nam là quốc gia có số lượng lớn dân số trẻ, có truyền thống hiếu học và sẵn sàng đầu tư chi phí để được học tập tại các cơ sở giáo dục có chất lượng cao. Việt Nam còn là quốc gia có nền an ninh, chính trị ổn định và có chính sách visa giữa các nước trong khu vực thông thoáng. Vì vậy, đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục và thực hiện các chương trình giáo dục có chất lượng cao tại Việt Nam không chỉ thu hút học sinh, sinh viên Việt Nam mà còn có khả năng thu hút học sinh, sinh viên trong khu vực và quốc tế. Do đó, cơ hội và tiềm năng đầu tư vào giáo dục tại Việt Nam rất lớn”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc - khẳng định.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có hơn 400 chương trình đào tạo quốc tế đang được giảng dạy tại 44 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có 5 cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; trên 170 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ở các cấp học mầm non, phổ thông đã được thành lập… Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trong bối cảnh quốc tế hóa, giáo dục đã trở thành xu thế toàn cầu buộc Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác và đầu tư với nước ngoài trong giáo dục. Trên thực tế, chính sách hợp tác và đầu tư trong giáo dục của Việt Nam đã được cải thiện nhằm tạo sự hấp dẫn để thu hút đầu tư giáo dục đào tạo.

Đại diện cho các nhà đầu tư giáo dục lớn khu vực phía Namông Barry Sutherland - Tổng hiệu trưởng Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) đã trình bày về mô hình đầu tư và giảng dạy Chương trình Tú tài quốc tế (IB) toàn phần - Đậm bản sắc Việt của trường; đồng thời giới thiệu về quá trình thành lập từ năm 2006 đến nay của AISVN.

Ông Barry Sutherland - Hiệu trưởng trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) trình bày tham luận về mô hình giáo dục chuẩn IB - Đậm bản sắc Việt tại TPHCM
Ông Barry Sutherland - Hiệu trưởng trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) trình bày tham luận về mô hình giáo dục chuẩn IB - Đậm bản sắc Việt tại TPHCM

Theo ông Barry Sutherland, thành lập từ năm 2006, AISVN được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế trên diện tích 7ha tại huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh với tổng giá trị đầu tư 5.022 tỷ đồng, đáp ứng quy mô đào tạo cho trên 3.000 học sinh. AISVN đặt mục tiêu và tầm nhìn là “Định hướng học sinh trở thành công dân toàn cầu vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”, từ đó đặc biệt xây dựng thiết kế chương trình học thuật của trường phù hợp với nhu cầu học tập và phát triển của học sinh, trên nền tảng của khung chương trình Tú tài Quốc tế (IB) toàn phần. Ông Barry Sutherland cũng cho biết, trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư mở rộng hệ thống chuỗi trường AISVN tại các thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Song song đó, AISVN sẽ hợp tác và chuyển giao mô hình giảng dạy Chương trình Tú tài Quốc tế (IB) toàn phần có tích hợp dạy các môn Tiếng Việt.

Trên thực tế, thống kê mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến nay Việt Nam đã thu hút được 605 dự án hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới trên 4,57 tỷ USD. Tuy vậy theo ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tỷ lệ thu hút đầu tư trên thì còn rất xa so với mục tiêu số lượng cơ sở giáo dục ngoài công lập cần đạt được là chiếm 16% tổng số cơ sở giáo dục tại Việt Nam vào năm 2025 mà Chính phủ đã đề ra.

Do vậy, tại hội nghị, đại diện tỉnh Quảng Ninh và Đà Nẵng cũng đã chia sẻ nhiều chính sách ưu đãi về diện tích đất, chính sách hỗ trợ về thuế, phí, thủ tục hành chính… nhằm tạo điều kiện để các tổ chức giáo dục đến đầu tư. Các địa phương này cũng đã dành sẵn những quỹ đất phục vụ cho đầu tư giáo dục.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức đầu tư giáo dục đã kiến nghị các tỉnh thành cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có cơ chế chính sách, tạo điều kiện môi trường thông thoáng, mở cửa, dành quỹ đất cho giáo dục nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Cùng với đó, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cấp phép hoạt động giáo dục và hỗ trợ tối đa hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập đang hoạt động tại địa phương, tạo sức lan tỏa và sức hút đối với các nhà đầu tư tiềm năng.


Tác giả: Mai Ca - Báo Công Thương

crossmenu